Bí tiểu nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả
Bí tiểu là hiện tượng gặp khó khăn khi đi tiểu, ảnh hưởng đến cuộc sống, sức khỏe. Nếu không được điều trị sớm, bí tiểu còn có thể gây suy giảm chức năng thận và nguy hiểm đến tính mạng. Vậy nguyên nhân gây ra bí tiểu là gì và cách xử lý như thế nào. Hãy cùng các chuyên gia của chúng tôi làm rõ thắc mắc này nhé.
Nguyên nhân gây ra bí tiểu
Bác sĩ Bùi Thúy Vân chuyên khoa sản phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội cho biết: “Như chúng ta đã biết, khi lượng nước tiểu có trong bàng quang tích tụ từ 200-800ml sẽ gây kích thích buồn tiểu, lưu lượng khoảng 20ml/giây.” Bí tiểu là hiện tượng khó đi tiểu mặc dù bàng quang đã có cảm giác căng đầy nước, do một số nguyên nhân gây ra như:
Bàng quang co bóp không đủ mạnh: Theo nguyên lý, lượng nước tiểu đủ nhiều trong bàng quang sẽ kích thích muốn đi tiểu. Não thả lỏng cho cung phản xạ hoạt động và cơ vòng vân mở ra, bàng quang sẽ co bóp và đẩy nước tiểu ra ngoài. Tuy nhiên, khi bàng quang không co bóp thì nước tiểu sẽ ứ đọng bên trong mắc dù vẫn có cảm giác buồng tiểu. Nguyên nhân là do mất sự liên hệ với dây thần kinh thực vật, đặc biệt là chấn thương cột sống hoặc thành bàng quang bị chai xơ do viêm mãn tính.
Niệu đạo bị tắc: Bị chít hẹp do xơ hóa, bị bít do sỏi hoặc các chấn thương vùng sinh dục.
Nhiễm trùng đường tiết niệu: Bệnh này thường có thể do một số viêm nhiễm như viêm bàng quang, viêm niệu đạo, sỏi bàng quang..
Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc như thuốc gây tê, thuốc điều trị an thần, huyết áp…có thể gây ra hiện tượng bí tiểu.
Biểu hiện bệnh bí tiểu
Có thể phân ra 2 dạng: bí tiểu cấp tính và bí tiểu mãn tính:
Bí tiểu cấp tính: Là hiện tượng đột ngột bị bí tiểu, mặc dù bàng quang đầy nước nhưng chỉ tiểu ra được vài giọt, gây cảm giác căng tức, đôi khi bị đau co thắt. Nguyên nhân có thể do tổn thương vùng kín, sỏi bàng quang, u tuyến tiền liệt.
Bí tiểu mãn tính: Là tình trạng bí tiểu trong thời gian dài, lượng nước tiểu ứ đọng trong bàng quang ngày càng nhiều. Nếu để kéo dài có thể dẫn đến suy thận, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng.
Điều trị bí tiểu như thế nào?
Khi có dấu hiệu bất thường như bí tiểu, tiểu buốt…người bệnh hãy đến các cơ sở y tế để chuẩn đoán nguyên nhân, đánh giá mức độ để có phác độ điều trị hiệu quả.
Bí tiểu cấp tính: Người bệnh sẽ được yêu cầu đặt ống thông tiểu ngay. Với trường hợp có sỏi, sẽ tiến hành phẫu thuật lấy sỏi rồi sau đó luồn ống thông nước tiểu vào niệu đạo tới bàng quang để cải thiện tình trạng bí tiểu.
Bí tiểu mãn tính: Đây là giai đoạn khó điều trị hơn, bác sĩ sẽ tiến hành thông đường tiểu qua da, giảm ứ động nước tiểu trong bàng quang và tiếp tục tìm hiểu nguyên nhân để điều trị tận gốc.
Trong trường hợp bí tiểu do tác dụng phụ của thuốc thì người bệnh chỉ cần ngưng thuốc và tham khảo ý kiến bác sĩ là có thể cải thiện triệu chứng trên.
Tại đây, người bệnh được tiếp cận chất lượng dịch vụ tiêu chuẩn quốc tế với trang thiết bị hiện đại 100% nhập khẩu từ Mỹ, Anh, Đức…Áp dụng các phương pháp tiên tiến cùng bác sĩ có trình độ chuyên môn cao trực tiếp điều trị nhằm giảm sai sót xuống 0,01% và tăng tỉ lệ thành công lên 99,9%. Chi phí khám chữa bệnh công khai, hợp lý, phù hợp với quy định và thu nhập của người Việt Nam nên bạn hoàn toàn yên tâm khi đến khám và điều trị tại đây.
Bí tiểu nếu không được điều trị kịp thời sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính, dẫn đến suy giảm chức năng thận, gây nguy hiểm tính mạng. Vì vậy khi có các triệu chứng của bệnh, bạn hãy đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được điều trị kịp thời. Nếu có thắc mắc nào, hãy liên hệ số điện thovàại 0243 678 8888 hoặc chat trực tuyến để được bác sĩ hỗ trợ và tư vấn miễn phí 24/24 giờ.
Phòng khám làm việc từ 8h đến 20h30 tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày lễ.
Địa chỉ: 152 Xã Đàn, Q.Đống Đa, Hà Nội.